Đôi khi bản thân bận rộn với công việc và cuộc sống, tôi chẳng biết làm gì và đi đâu để cho khuây khỏa. Có đôi lúc phải nai lưng làm việc cật lực, thậm chí trong tuần chỉ có mỗi một ngày được nghỉ ngơi duy nhất mà phải ở lại trong nội thành chật chội. Phải chi được đi đâu đó cùng bạn bè để đôi không khí mà thời gian lại phù hợp thì hay biết mấy…
Đột nhiên trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ, một nơi rất nổi tiếng lại thuộc địa phận của thành phố Hồ Chí Minh và lại có thể đi về trong ngày. Chắc hẳn là các bạn có thể đã đoán ra đó là nơi nào rồi, rõ mười mươi trên tựa đề như thế cơ mà.
Quê của tôi thuộc huyện Đức Hòa – Long An, chỉ cách địa đạo Củ Chi khoảng chừng 30km, nhưng rất ít khi nào tôi lại chọn nơi đây làm một địa điểm để đi chơi hóng gió. Còn nếu tính khoảng cách từ trung tâm Sài Gòn đến địa đạo thì tầm khoảng 50km – gần 2h đi bằng xe máy. Và thế là vào một ngày đẹp trời, tôi lại làm một chuyến đi phượt về quê hương “đất thép thành đồng” này.
Thật sự thì Củ Chi có nhiều địa điểm để tham quan và vui chơi hơn là các bạn nghĩ. Tôi đã hỏi nhiều đứa bạn thân, thậm chí là những người đã sống vài năm ở Sài Gòn nhưng vẫn chưa một lần đi xuống Củ Chi. Nhớ vài hôm trước một người bạn làm bên Zalora nói với tôi rằng rất muốn đến vùng đất này, nhưng mà chưa có dịp đến. Nếu có cơ hội, tôi xin được giới thiệu với các bạn.
Nếu chỉ muốn tham quan địa đạo Củ Chi thì các bạn chỉ việc đến bến xe Bến Thành bắt chuyến 13 xuống thẳng bến xe Củ Chi, và sau đó đón tiếp tuyến 79 đến thẳng đền Bến Dược. Đây chính là cách tiết kiệm nhất nhưng bù lại khi đi bằng xe bus chúng ta không thể nào cảm nhận được hết những địa điểm thú vị trên đường đi. Nếu có bạn muốn ở lại đây vài ngày thì có thể tham khảo chỗ ở bên Airbnb - bạn có thể chọn ở riêng hoặc cùng với chủ nhà ở đây. Khá tiện lợi và thoải mái. (Bonus: hướng dẫn cách đặt phòng trên Airbnb)
KHỞI HÀNH
KHỞI HÀNH
Đúng 7h sáng tôi bắt đầu khởi hành từ trung tâm Sài Gòn đi về phía An Sương hướng thẳng địa đạo Củ Chi. Sở dĩ tôi khởi hành sớm như vậy, ngoại trừ trời mát mẻ ra thì còn một lý do thú vị hơn nữa. Đó chính là vì tôi muốn thưởng thức món bún giò heo Minh Quý nổi tiếng ở Hóc Môn – cách cầu vượt An Sương khoảng 7km về phía bên phải.
Quán bún giò heo Minh Quý đã tồn tại hơn chục năm nay, cứ bán tới 9h hơn là nghỉ và chỉ bán mỗi buổi sáng. Từ lúc còn nhỏ, mỗi lần gia đình tôi có việc lên thành phố thì đều tranh thủ đi sớm để ghé ăn bún giò heo ở đây. Một đặc điểm đặc biệt rất dễ để các bạn nhận ra là ngoài cái bảng to tướng nhô ra đường chính là ngỗn ngang các loại xe con nằm kế bên.
Tô bún giò heo nhìn có vẻ rất bình thường nhưng nếu chú ý kỹ và ăn thử thì các bạn có thể cảm nhận được độ săn chắc của miếng giò thịt vẫn còn đo đỏ. Và cái đó thì bạn nên tự mình kiểm tra và thưởng thức. Một đặc điểm khác là mặc dù quán rất đông nhưng bạn sẽ không phải đợi lâu để có được một to bún thơm phức chỉ trong vòng vài phút.
Sau khi no nê, tôi lại tiếp tục hành trình hướng về địa phận Củ Chi. Trước khi đến tham quan địa đạo, có một nơi mà tôi thật sự muốn đến – trung tâm cứu hộ động vật Củ Chi.
TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT (CỦ CHI WILD LIFE RESCUE STATION)
Được thành lập từ năm 2006, đây được xem là “bệnh viện” của thú hoang dã lớn nhất phía Nam. Nếu muốn đến được đây thì các bạn phải gọi điện liên hệ trước để các nhân viên có thể chuẩn bị đón tiếp và hướng dẫn. Vì một số lý do mà nếu các bạn đến mà không hẹn trước thì có thể sẽ không được vào tham quan.
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Địa đạo Củ Chi là một địa danh nổi tiếng nên không cần phải là người địa phương thì cũng có thể theo bảng hướng dẫn để đi vào. Bảng hướng dẫn cũng nằm bên phải, đi qua cầu vượt và bến xe Củ Chi khoảng 500m thì sẽ thấy. Sau đó đi thẳng vào 22km nữa thì sẽ tới địa đạo Củ Chi.
TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT (CỦ CHI WILD LIFE RESCUE STATION)
Được thành lập từ năm 2006, đây được xem là “bệnh viện” của thú hoang dã lớn nhất phía Nam. Nếu muốn đến được đây thì các bạn phải gọi điện liên hệ trước để các nhân viên có thể chuẩn bị đón tiếp và hướng dẫn. Vì một số lý do mà nếu các bạn đến mà không hẹn trước thì có thể sẽ không được vào tham quan.
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Địa đạo Củ Chi là một địa danh nổi tiếng nên không cần phải là người địa phương thì cũng có thể theo bảng hướng dẫn để đi vào. Bảng hướng dẫn cũng nằm bên phải, đi qua cầu vượt và bến xe Củ Chi khoảng 500m thì sẽ thấy. Sau đó đi thẳng vào 22km nữa thì sẽ tới địa đạo Củ Chi.
Tham quan đền Bến Dược
Vé vào cổng cho người Việt chỉ tốn 20k. Sau đó tôi đi bộ dần dần vào tham quan đền Bến Dược. Nếu không muốn đi bộ thì các bạn có thể mua vé xe điện để đi vào (5k/pax). Ðền tưởng niệm được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập. Tên bà con của mình cũng được ghi trên đó đấy.
Vé vào cổng cho người Việt chỉ tốn 20k. Sau đó tôi đi bộ dần dần vào tham quan đền Bến Dược. Nếu không muốn đi bộ thì các bạn có thể mua vé xe điện để đi vào (5k/pax). Ðền tưởng niệm được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập. Tên bà con của mình cũng được ghi trên đó đấy.
Chui hầm địa đạo
Sau khi tham quan đền Bến Dược, tôi đi tiếp vào khu vực địa đạo. Khu vực này giống như trong rừng nhưng có lối mòn để cho các bạn khỏi bị lạc. Khi vào chuẩn bị khởi hành thì các chú sẽ bật cho các bạn xem một đoạn video giới thiệu về địa đạo và các chiến tích xưa. Nhưng nếu các bạn không thích xem thì ở ngoài chụp hình nghỉ ngơi, chụp hình hoặc đi theo đoàn khác để chui vào hầm.
Sau khi tham quan đền Bến Dược, tôi đi tiếp vào khu vực địa đạo. Khu vực này giống như trong rừng nhưng có lối mòn để cho các bạn khỏi bị lạc. Khi vào chuẩn bị khởi hành thì các chú sẽ bật cho các bạn xem một đoạn video giới thiệu về địa đạo và các chiến tích xưa. Nhưng nếu các bạn không thích xem thì ở ngoài chụp hình nghỉ ngơi, chụp hình hoặc đi theo đoàn khác để chui vào hầm.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường ngầm dài 200km, đầy đủ những tiện nghi cơ bản sử dụng cho công việc trú ẩn và chiến đấu như: phòng làm việc, bếp núc, bệnh xá, phòng ở, kho chứa… Những gì mà tôi được đi qua chỉ là một phần nhỏ và đã được phục chế của cả một khu vực rộng lớn.
Sau khi đi chui qua hầm và tham quan căn cứ nằm dưới lòng đất thỉ chẳng có gì tuyệt hơn bằng cách rửa mặt sạch sẽ trong làn nước mát. Chuẩn bị thưởng thức món khoai mì luộc chấm muối đậu – thức ăn phổ biến ở vùng đất này.
Khoai được luộc trong bếp Hoàng Cầm với các đường ống thông khói ngầm khiến cho khói do việc bếp núc tạo ra chỉ bay là đà trên mặt đất nhằm khiến cho quân địch khó phát hiện.
Nếu vẫn còn muốn nhấm nháp thêm thì những món ăn vặt như bắp, dưa hấu, bánh tránh, nước dừa…vẫn nằm đó chờ đợi.
Đến lúc này thì chỉ còn tham quan các loại bẫy của quân ta làm ra từ ngày xưa là xong. Ở đây có nhiều loại bẫy khác nhau, nhưng mình vẫn ấn tượng nhất đó chính là bẫy cánh cửa. Bẫy sẽ hoạt động khi có người mở cửa và…ầm. Mấy chục cây thép vuốt nhọn đâm vào…hạ bộ (nổi hết gai ốc).
Bắn súng sơn
Ở cuối đường ra chính là một hàng quán nho nhỏ bán đủ loại thức ăn và nước uống. Công nhận địa đạo Củ Chi biết kinh doanh ghê. Biết được sau một chuyến đi mệt nhọc và bụng đói cồn cào nên đặt ngay một hàng quán ở cuối đường ra làm nức lòng các chiến sĩ.
Sau khi no nê, tôi quyết định ra làm vài hiệp bắn súng sơn để cho khỏi ức chế. Nguyên nhân cũng bởi vì xe mình đăng đi không phải là…chính chủ. Thế mới khổ.
Để có một trận đánh hoành tráng thì mỗi người bỏ ra 50k thuê áo giáp và sân cộng thêm vài băng đạn là vừa. Công nhận hàng ở đây hơi chát, ở Madagui chỉ có 1k/viên thôi. Nhưng mà thôi kệ, bắn cho xả xì trét. Do hem có ai chụp mình bắn ở đây nên lấy đỡ hình hồi đó đi Madagui vậy.
Bơi lội tung tăng
Sau một trận hoành tráng, cả người mệt lữ và ê ẩm vì súng đạn và lăn lê bò lết. Chẳng có gì bằng khi lột sạch quần áo nhảy xuống hồ bơi làm vài vòng cho mát. Nhưng có điều muốn đi vào tận hồ bơi thì phải lội bộ khoảng 15’. Nếu không thì thuê xe đạp chạy cho tiện. Nhưng mà tôi thích đi dạo ngắm khung cảnh hai bên. Đôi khi bắt gặp được những chú chim bay qua bay lại, hay những chú sóc nhảy tung tăng. Đôi khi tôi cũng bắt gặp những nhành hoa sim tím nở hoa hai bên đường…
Lặn lội cuối cùng cũng đến được hồ bơi. Ở đây cũng khá trống trải kết hợp với không gian yên tĩnh và cảnh vật thiên nhiên xung quanh. Cảm giác được bơi lội giữa quang cảnh thiên nhiên như thế thật là thích.
BÒ TƠ XUÂN ĐÀO
Quậy phá ở địa đạo Củ Chi bấy nhiêu là đủ rồi. Cũng đã đến lúc phải khởi hành trở về với thành phố náo nhiệt. Nhưng cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Thật sự chưa đủ nếu như không thưởng thức món bò nướng ngon tuyệt – đặc sản ở Củ Chi này. Và một địa điểm ăn uống khá nổi tiếng từ xưa giờ chính là bò tơ Xuân Đào – nằm cách cầu vượt Củ Chi khoảng vài trăm mét về phía bên trái nếu bạn đang trên đường đi An Sương.
Quá rất rộng với không gian thoáng mát kêt hợp với bạn ghế làm từ tre và hòn non bộ ở ngay lối vào khiến cho tôi có cảm giác vừa sang trọng vừa bình dân. Ngoài ra, giá cả ở đây cũng khá mềm, các bạn có thể ăn thoải mái mà không sợ bị chặt chém.
NƯỚC MÍA SẦU RIÊNG VƯỜN CAU
Nhậu nhẹt quậy quá ở bò tơ Xuân Đào đã đời, dù đã no bụng nhưng tôi vẫn không thể bỏ qua được quán nước mía sầu riêng Vườn Cau – cách cầu vượt Củ Chi khoảng 3km về phía bên phải nếu như bạn đi về hướng An Sương. Quán nằm ngay đèn tín hiệu giao thông nên rất dễ nhận biết. Nếu có cơ hội hãy thưởng thức hương vị của nước mía sầu riêng nổi tiếng ở đây.
KẾT THÚC
Thú thật là nếu không có những người bạn đi cùng thì tôi cũng không có cơ hội được biết và trải nghiệm nhiều thứ thú vị ở quê hương của mình. Những hình ảnh ở trên được ghi lại từ những lần đi khác nhau cùng với những người bạn khác nhau. Không biết khi nào mới có dịp được đặt chân lại những nơi ấy…