Làm sao, làm thế nào để tiết kiệm tiền mua sách!
Giải pháp tốt nhất là...đừng có mua!
Một nỗi niềm đau đáu của DHS ngoài việc đóng tiền học phí ra thì tiền mua sách vở (tài liệu) học cũng là một niềm nhức nhối khác. Không biết các bạn khác thì sao chứ đến hẹn lại lên tính sơ sơ ra, một học kì của tôi thương tổn hơn $500 chỉ dành riêng cho việc mua tài liệu thôi là chuyện thường.
Thông thường một học kì ở đây có khoảng 5 môn học, riêng trường hợp của tôi là 7 môn vì là chương trình sau đại học. Tính ra trung bình một quyển sách dành cho mỗi môn là trên dưới $100, các bạn tự nhân lên thì biết. Tuy nhiên, nếu bạn dư dả tí xíu thì có thể lên list danh sách ưu tiên hàng đầu là mua những cuốn sách yêu thích hoặc sách để học tập, tham khảo cần thiết. Xài xong đem gối đầu cũng là một sáng kiến hay đó chứ, đỡ phải mua gối.
Nhưng mà ngoài việc vung tiền nấu trứng như thế thì tôi có một vài cách có thể giúp cho các bạn tiết kiệm hơn 50% tiền mua sách hoặc thậm chí sau khóa học, bán lại vẫn có lời.
Việc đầu tiên các bạn cần làm sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển của trường chính là lên trang web xem những quyển textbooks nào cần hỗ trợ cho việc học. Nếu trên trang web không có thì hãy hỏi những người học lớp trên. Kiếm người bằng cách nào thì tùy vào khả năng của bạn, thông thường trên Facebook là dễ kiếm nhất. Bảo đảm thể nào cũng có người đã từng học qua khóa mà bạn đang định học. Ngoài việc hỏi sách ra thì các bạn có thể hỏi kinh nghiệm học tập của họ như thầy cô nào tốt, kiểm tra như thế nào, khi học có cần để ý gì không. Đó là những lời khuyên hữu ích từ những người đi trước.
Trong trường hợp không kiếm được ai hết hoặc lười kiếm thì đợi đến ngày nhập học cũng chả thành vấn đề. Đỡ phải mua hố vì đôi khi cũng không cần dùng đến. Thông thường khi giảng dạy thì giáo viên sẽ cung cấp slide cho các bạn theo dõi nên đôi khi chỉ cần tập trung vào slide và những gì mà giáo viên giảng giải trên lớp cũng đủ rồi. Một trong những trường hợp mà các bạn cần đến tài liệu là lúc thuyết trình nhóm, nhất định phải có để tham khảo. Tuy nhiên không có cũng chẳng sao, đi mượn đứa khác rồi đem đi photocopy những phần cần thiết.
Nhưng nếu các bạn vẫn cứng đầu muốn mua thì ghi lại tên sách và phiên bản (edition hoặc version) để mua cho đúng. Bạn nào có sách trong tay mà đọc hết thì tôi xin bái phục vì mỗi cuốn rất dày và khó nhai, không kể áp lực bài tập và thuyết trình nhóm chồng chất, deadline dí sát, khả năng bạn xoay sở được thật sự là phi thường...
Việc mua sách đôi khi cũng có lợi, nếu bạn là một con người siêng năng, vì sách sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ vấn đề hơn. Với lại, sau khi kết thúc khóa học thì đem bán lại, đôi khi bán lại cũng có lời (nhớ giữ gì cẩn thận). Mà đặc biệt là hãy mua sách đã xài rồi (used books) mà chất lượng vẫn còn tốt thì hơn.
Sau đây là một số nguồn mua sách mà các bạn có thể tham khảo:
1. Các bảng thông báo trên trường, bảo đảm sách cũ rao bán dày đặc
2. Các trang web mua bán: Amazon, Ebay, Craigslist, Kijiji, trang Facebook của trường...
(Cập nhật ngày 30/1/2015. Các bạn có thể vào trang Cheapriver.com để mua sách với giá rẻ nhất trên Amazon. Thời gian ship hàng có thể lâu hơn một tí nhưng mà vẫn được gọi là tiết kiệm)
(Cập nhật ngày 30/1/2015. Các bạn có thể vào trang Cheapriver.com để mua sách với giá rẻ nhất trên Amazon. Thời gian ship hàng có thể lâu hơn một tí nhưng mà vẫn được gọi là tiết kiệm)
3. Một trang đắc lực khác mà những trang trên kiếm không ra chính là: GOOGLE
4. Hỏi người học lớp trên mà bạn quen biết, hoặc bất cứ bạn bè nào có biết hoặc liên quan
Sau đây là một số cách khác mà các bạn đọc đã nhiệt tình đóp góp:
4. Hỏi người học lớp trên mà bạn quen biết, hoặc bất cứ bạn bè nào có biết hoặc liên quan
Sau đây là một số cách khác mà các bạn đọc đã nhiệt tình đóp góp:
* Kiếm Ebook trên mạng
* Mượn sách từ thư viện trường hoặc thư viện của thành phố
* Mượn sách từ thư viện trường hoặc thư viện của thành phố
Hi vọng các bạn có thể tiết kiệm được một đống để dành đi mua sắm hoặc ăn chơi sa đọa thay vì bỏ tiền ra mua sách mới!